phong-dao-tao-va-dam-bao-chat-luong.jpg

I. LÃNH ĐẠO PHÒNG

TRƯỞNG PHÒNG

ThS. BSNT. PHẠM THỊ NGỌC TRINH

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

ThS. BS. NGUYỄN THÀNH NAM

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

ThS.BS. NGUYỄN ĐỨC NHƠN

II CÁN BỘ

STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

EMAIL

1

ThS.BS. Phạm Thị Ngọc Trinh

Trưởng phòng

ptntrinh@smp.udn.vn

2

ThS.BS. Nguyễn Thành Nam

Phó Trưởng phòng

ntnam@smp.udn.vn

3

ThS.BS. Nguyễn Đức Nhơn

Phó Trưởng phòng

ndnhon@smp.udn.vn

4

DS. Huỳnh Thụy Mỹ Trúc

Dược sĩ

htmtruc@smp.udn.vn

5

CN. Nguyễn Thị Lệ Chi

Chuyên viên

ntlchi@smp.udn.vn

6

CN. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

Chuyên viên

ntxquynh@smp.udn.vn

7

CN. Phạm Thị Anh Đào

Chuyên viên

ptadao@smp.udn.vn

8

ThS. Trần Thị Khánh Ly

Chuyên viên

ttkly@smp.udn.vn

9

KS. Lê Vũ Thủy Triều

Chuyên viên

lvttrieu@smp.udn.vn

10

ThS. Ngô Thị Ngọc Bích

Chuyên viên

ntnbich@smp.udn.vn

11

ThS.BS. Nguyễn Thị Cẩm Vân

Trợ giảng

ntcvan@smp.udn.vn

12

ThS. Nguyễn Thị Thùy Hương

Chuyên viên

ntthuong@smp.udn.vn

13

ThS. Lê Vũ Thái Sơn

Chuyên viên

lvtson@smp.udn.vn

14

ThS. Phan Hoàng Thủy

Chuyên viên

phthuy@smp.udn.vn

15

CN. Phạm Thị Thanh Truyền

Chuyên viên

 

III. CHỨC NĂNG

Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển và kế hoạch đào tạo; quản lý, giám sát toàn bộ quá trình đào tạo của các hệ đào tạo tại TYD; công tác liên quan đến lĩnh vực khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục.

IV. NHIỆM VỤ

1. Mở ngành đào tạo 
a) Tham mưu và giúp việc Hiệu trưởng trong việc xác định nhu cầu mở ngành, quy mô và cơ cấu ngành, cấp đào tạo.
b) Làm đầu mối, phối hợp với các phòng chức năng, khoa, bộ môn trong việc xây dựng đề án mở ngành trình cấp trên xem xét, quyết định. 
2. Chương trình đào tạo, giáo trình
a) Tham mưu Hiệu trưởng, phối hợp khoa, bộ môn liên quan trong việc tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các ngành mới.
b) Làm đầu mối trong việc xây dựng kế hoạch rà soát, cập nhật chương trình đào tạo định kỳ.
c) Tham mưu tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học, sau đại học theo quy định đảm bảo chất lượng triển khai chương trình đào tạo.
d) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện nội dung, chương trình, giáo trình, quy trình, phương pháp đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo toàn diện.

 

3. Tuyển sinh
a) Làm đầu mối, phối hợp với các phòng chức năng, khoa, bộ môn trong việc xây dựng đề án tuyển sinh phù hợp với yêu cầu, đặc thù của TYD trình ĐHĐN phê duyệt.
b) Trên cơ sở Kế hoạch tuyển sinh của ĐHĐN, thực hiện các công tác ban hành thông báo tuyển sinh đại học, sau đại học ngành đặc thù khoa học sức khỏe; ban hành thông báo tuyển sinh các khóa ngắn hạn cấp chứng chỉ, đào tạo cập nhật kiến thức y khoa liên tục, đào tạo bồi dưỡng khác.
c) Tham mưu chỉ tiêu tuyển sinh theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (viết tắt là Bộ GDĐT) và theo kế hoạch điều tiết chung của ĐHĐN.
d) Làm đầu mối tổ chức bổ sung kiến thức cho thí sinh đăng ký dự thi đào tạo sau đại học, liên thông vừa làm vừa học theo quy định (nếu có).
đ) Tham mưu tổ chức tuyển sinh, thi tuyển; tổ chức tuyển sinh, thi tuyển các hình thức đào tạo do ĐHĐN ủy quyền.
e) Làm đầu mối báo cáo kết quả tuyển sinh và công tác hậu kiểm về ĐHĐN.

 

4. Tổ chức và quản lý đào tạo, đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng
a) Làm đầu mối xây dựng các quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý đào tạo trình ĐHĐN thẩm định và ban hành; Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm nội bộ phục vụ cho công tác quản lý đào tạo theo thẩm quyền hoặc được ủy quyền trong các quy định của ĐHĐN.
b) Làm đầu mối tổ chức và quản lý đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học và phân công của ĐHĐN; thực hiện giám sát, đánh giá quá trình đào tạo và kết quả học tập của người học theo quy định tại các quy chế đào tạo hiện hành.
c) Làm đầu mối xây dựng kế hoạch đào tạo và trình ĐHĐN phê duyệt.
d) Đề xuất tham mưu thành lập Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, … các Hội đồng liên quan đến công tác Đào tạo, Khảo thí, Đảm bảo chất lượng giáo dục.
đ) Triển khai kế hoạch đào tạo và thời khoá biểu; giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch giảng dạỵ và học tập.
e) Quản lý hành chính về giáo vụ và học vụ các bậc đào tạo; đầu mối tổ chức xét miễn và công nhận điểm học phần, xét học vụ và xét tốt nghiệp.
g) Phối hợp khoa, bộ môn tham mưu Hiệu trưởng lựa chọn cơ sở thực hành; làm đầu mối trong việc ký kết các Hợp đồng đào tạo, hợp tác Viện - Trường (Hợp đồng nguyên tắc theo các khóa đào tạo, Hợp đồng chi tiết đào tạo hằng năm, …). Chủ trì liên kết làm việc với các cơ sở thực hành phục vụ cho công tác đào tạo theo các quy định hiện hành.
h) Xác định nhu cầu phòng học và các yêu cầu cần thiết để học tập; phối hợp với các đơn vị liên quan bố trí phòng học hiệu quả.
i) Thống kê và xác nhận khối lượng giảng dạy; 
k) Thống kê và báo cáo định kỳ, đột xuất các công việc liên quan công tác đào tạo.
l) Quản lý và cấp phát các văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ GDĐT và của ĐHĐN.
m) Tổ chức tập huấn cập nhật cho giảng viên các Phương pháp giảng dạy, đào tạo.

 

5. Đào tạo liên tục
a) Tham mưu cho Hiệu trưởng kế hoạch thực hiện các khóa đào tạo liên tục.
b) Phối hợp với các khoa, bộ môn giúp Hiệu trưởng xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo, triển khai các lớp đào tạo liên tục theo quy định của Bộ Y tế (viết tắt là BYT).
c) Xét công nhận kết quả học tập, cấp chứng chỉ, chứng nhận đào tạo liên tục theo quy định của BYT, Bộ GDĐT và ĐHĐN. 

 

6. Công tác khảo thí
a) Tham mưu Hiệu trưởng ban hành các quy định về công tác khảo thí đảm bảo chất lượng giáo dục đại học theo quy định của Bộ GDĐT và BYT.
b) Hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra thực hiện các văn bản có liên quan đến công tác khảo thí của các đơn vị trong TYD.
c) Chủ trì, làm đầu mối xây dựng mục tiêu, kế hoạch, quy trình, quy định về công tác khảo thí phù hợp với thực tế.
d) Tham mưu, xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực khảo thí với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước trong phạm vi được Hiệu trưởng cho phép.
đ) Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực khảo thí với các khoa, bộ môn trong TYD.
e) Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học thành viên, các đơn vị trong và ngoài TYD thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ khảo thí cho đội ngũ cán bộ viên chức của TYD.
g) Phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu cho lãnh đạo TYD trong công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thi kết thúc học phần đối với sinh viên các hệ đào tạo, bậc đào tạo và chương trình đào tạo của TYD.
h) Chủ trì, phối hợp với các khoa, bộ môn xây dựng, bổ sung, quản lý và sử dụng ngân hàng đề thi đối với các hệ đào tạo, bậc đào tạo và chương trình đào tạo của TYD.
i) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, giám sát, kiểm tra công tác khảo thí.
k) Thực hiện công tác quản lý, lưu trữ và bảo mật đề thi, bài thi, điểm thi theo quy định.
l) Nghiên cứu, cập nhật, đề xuất với Hiệu trưởng áp dụng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khảo thí, phương pháp thi nhằm đánh giá được chuẩn đầu ra của người học theo hướng chính quy, hiện đại và hội nhập.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác khảo thí do Hiệu trưởng phân công và theo kế hoạch của ĐHĐN.

 

7. Công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục
a) Tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT và BYT.
b) Tham mưu Hiệu trưởng về kế hoạch và lộ trình tham gia kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của quốc gia và quốc tế.
c) Hướng dẫn thực hiện và theo dõi, kiểm tra việc hiện các văn bản có liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của các đơn vị có liên quan, cá nhân trong TYD.
d) Làm đầu mối xây dựng mục tiêu, quy trình, quy định về công tác đảm bảo chất lượng giáo dục phù hợp với thực tế nhu cầu đào tạo ngành Y tế trong nước và trên thế giới.
đ) Đề xuất các chủ trương, biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục; xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong, văn hóa chất lượng  trong toàn TYD.
e) Phối hợp, xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng giáo dục với các đơn vị, tổ chức có liên quan trong và ngoài nước.
g) Tổ chức hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài TYD thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo chất lượng giáo dục cho cán bộ viên chức của TYD.
h) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc thanh tra, giám sát, kiểm tra công tác đảm bảo chất lượng giáo dục của TYD.
i) Triển khai các hoạt động NCKH nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục.
k) Đầu mối xây dựng kế hoạch triển khai đến các đơn vị trong nhà trường khảo sát, lấy ý kiến các bên liên quan làm cơ sở để xây dựng kế hoạch, biện pháp cải tiến, theo dõi quá trình triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đảm bảo chất lượng giáo dục theo sự phân công của Hiệu trưởng.
m) Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục theo Chiến lược và Kế hoạch của ĐHĐN. 

V. THÔNG TIN LIÊN HỆ

email: daotao.dbcl@smp.udn.vn


lich-tuan.png Lịch tuần thong-bao.png Thông báo ud-smp.png UD-SMP tin-tuc.png Tin tức tuyen-sinh.png Tuyển sinh