Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, kháng thuốc là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời còn là một thách thức lớn đối với công tác điều trị bệnh trong tương lai.
Năm nay, với chủ đề “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm”, tuần lễ truyền thông phòng, chống kháng thuốc (Antimicrobial Resistance – AMR) do Tổ chức Y tế Thế giới đề xướng diễn ra từ 18-24/11/2021. Sự kiện thường niên này nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, chung tay hành động chống lại tình trạng kháng thuốc đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.
1.KHÁNG KHÁNG SINH (AMR) LÀ GÌ?
Trên thực tế, thuốc kháng sinh là một giải pháp hiệu quả giúp điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh không đúng ở người và động vật đang đẩy nhanh quá trình kháng kháng sinh, hay có thể hiểu là khiến vi khuẩn hay các mầm bệnh “quen” với kháng sinh nên kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng. Khi đó, việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sẽ trở nên khó khăn hơn, thậm chí không thể điều trị được. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, mà các thuốc này thường có độc tính cao hơn.
2. KHÁNG KHÁNG SINH – MỐI QUAN TÂM TOÀN CẦU?
Thuốc kháng sinh ngày càng giảm tác dụng khi tình trạng kháng thuốc lan rộng trên toàn cầu, dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Kháng kháng sinh dẫn đến chi phí y tế cao hơn, thời gian nằm viện kéo dài và tăng tỷ lệ tử vong.
Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang tăng lên mức cao nguy hiểm ở tất cả các nơi trên thế giới. Các cơ chế kháng thuốc mới đang xuất hiện và lan rộng trên toàn cầu, đe dọa khả năng điều trị các bệnh truyền nhiễm thông thường của chúng ta như viêm phổi, lao, nhiễm độc máu, bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm… Danh sách các bệnh nhiễm trùng ngày càng tăng và việc điều trị ngày càng trở nên khó khăn, đôi khi không thể điều trị được vì thuốc kháng sinh ngày càng kém hiệu quả.
Khi thuốc kháng sinh có thể được mua một cách dễ dàng để sử dụng mà không cần đơn thuốc, điều đó khiến tình trạng kháng thuốc càng trở nên tồi tệ hơn.
Nếu không có hành động kịp thời, chúng ta đang hướng tới kỷ nguyên hậu kháng sinh, trong đó các bệnh nhiễm trùng thông thường và vết thương nhẹ cũng có thể gây đe dọa tới tính mạng.
3. HÃY SỬ DỤNG KHÁNG SINH CÓ TRÁCH NHIỆM
WHO kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể cần nâng cao nhận thức về việc sử dụng kháng sinh. Cụ thể:
Đối với người dân:
- Dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ
- Không tự ý dùng thuốc kéo dài
- Không dùng đơn thuốc cũ hoặc của người khác.
- Luôn tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc kháng sinh.
- Phòng ngừa nhiễm trùng bằng cách thường xuyên rửa tay, chế biến thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần với người bệnh và tiêm chủng đầy đủ.
Đối với nhân viên y tế:
- Không chỉ định quá mức và sai mục đích kháng sinh
- Hướng dẫn người bệnh sử dụng đúng kháng sinh
- Khuyến cáo tác hại của lạm dụng kháng sinh
Vì sức khỏe của chính mình và người thân, hãy sử dụng thuốc kháng sinh một cách có trách nhiệm. Chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và phải có sự tham vấn, chỉ định từ bác sĩ điều trị.
Nguồn: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/antibiotic-resistance
BỘ MÔN DƯỢC LÂM SÀNG – QUẢN LÝ DƯỢC
Bài viết liên quan :
Tuần Sinh hoạt Công dân – Sinh viên đầu khóa cho Tân sinh viên tại Trường Y Dược
Thông báo Lễ khai giảng khóa bồi dưỡng ”Phương pháp dạy – học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” khoá 06, 07
Khai giảng khóa bồi dưỡng “Phương pháp dạy – học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” khóa 05
Infographic: Đại học Đà Nẵng triển khai chủ đề và 14 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025
Sinh viên Trường Y Dược – Đại học Đà Nẵng đạt Giải Nhì Giải thưởng “Sinh Viên Nghiên cứu Khoa học Đại học Đà Nẵng” Năm học 2023-2024
Tưng bừng ngày nhập học của Tân sinh viên khóa tuyển sinh năm 2024 tại Trường Y Dược – Đại học Đà Nẵng
Thông báo tuyển sinh đào tạo liên thông vừa làm vừa học năm 2024
Hội thảo về Hệ thống Đánh giá Cán bộ tại Trường Y Dược – Đại học Đà Nẵng
Thông báo số 224/TB-TYD ngày 22/8/2024 về việc nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 đối với sinh viên Trường Y Dược – Đại học Đà Nẵng
Kế hoạch, Thông báo Kiểm tra tiếng Anh đầu vào năm 2024